Nhựa PBT là gì? – Đặc điểm và Ứng dụng [Chi tiết]

Nhựa PBT hiện là một trong nhưng loại nhựa có lượng sử dụng trên toàn thế giới, được ứng dụng đa dạng trong đời sống con người với các đặc điểm riêng nổi bật. Hãy cùng Nhựa Đỗ Vân tìm hiểu thông tin chi tiết xoay quanh chủ đề này, chắc chắn sẽ có những kiến thức vô cùng hữu ích cho bạn. Đừng bỏ lỡ nhé!

 

Nhựa PBT là gì? - Ứng dụng hạt nhựa PBT [Chi tiết]

 

Nhựa PBT là gì?

Nhựa PBT (Polybutylen terephthalate) là một polyme kỹ thuật nhiệt dẻo được sử dụng làm chất cách điện trong các ngành công nghiệp điện và điện tử . PBT là một loại polyme tinh thể (bán) dẻo nóng và là một polyeste. PBT chịu được dung môi, co lại rất ít trong quá trình tạo hình, bền cơ học, chịu nhiệt lên đến 150 ° C (hoặc 200 ° C với cốt sợi thủy tinh) và có thể được xử lý chống cháy bằng các chất chống cháy. PBT được phát triển bởi một công ty hóa chất của Anh là Imperial Chemical Industries (ICI).

Tên IUPAC: Poly (oxy-1,4-butanediyloxycarbonyl-1,4-phenylenecarbonyl). Công thức hóa học của PBT là (C12H12O4)n.

 

Công thức hóa học của PBT là (C12H12O4)n.

 

PBT có liên quan chặt chẽ với các polyeste nhiệt dẻo khác. Khi so sánh PBT với PET (polyethylene terephthalate) thì thấy:

  • PBT có độ cứng, độ bền, chịu nhiệt thấp hơn
  • PBT có cường độ, khả năng chịu va đập cao hơn
  • PBT có độ nhạy cảm với nước nóng > 50 độ C giống PET
  • PBT và PEt có khả năng chống tia cực tím, chống cháy kém, cần sử dụng thêm các biện pháp khác.

Hạt nhựa PBT có đặc tính gì?

Nhựa Polybutylene terephthalate nổi bật, được nhiều người ưa chuộng bởi có các đặc tính riêng như sau:

  • Khối lượng riêng 1.3-1.4 g/cm3
  • Có tính ổn định hóa học tốt, độ bền cơ học cao với độ cứng 70-90
  • Khả năng cách điện, ổn định nhiệt cao
  • Ổn định trong các môi trường khắc nghiệt tuy nhiên chịu độ ẩm không cao
  • Độ bền kéo khi không gia cố 50MPa, khi có phụ gia thủy tinh lên tới 170 MPa tăng khả năng kết tinh tuy nhiên có thể làm giảm độ co theo hướng của quy trình
  • Độ co rút theo chiều dọc của vật liệu từ 1,5% – 2,8%
  • Độ nóng chảy: 223 °C (433 °F; 496K)

Đối với loại nhựa chứa 30% phụ gia thủy tinh, co lại giữa khoảng 0.3 – 1.6%, nóng chảy ở 225 độ C, biến dạng nhiệt độ cao hơn với nhựa PET.

 

Hạt nhựa PBT có đặc tính gì?

 

Đặc điểm

Thông qua các đặc tính trên, thì loại nhựa này có các ưu nhược điểm như sau:

1. Ưu điểm

  • Sử dụng bền bởi bởi độ dẻo dai, khả năng chống lại các tác động từ tốt
  • Khả năng cách điện tốt với độ bền cách điện 15-30 kV/mm
  • Chịu nhiệt cao tốt, khá ổn định
  • Có khả năng kháng tia UV, không bị giòn vỡ, xuống cấp
  • Tỷ lệ hao hụt thấp khi hình thành
  • Kháng được các loại hóa chất khác nhau từ axit, bazo, rượu, hydrocarbon thơm, Ketone, dung môi, dầu và mỡ,…Tính cơ khí cực tốt
  • Kháng hóa chất và kháng dầu

2. Nhược điểm

  • Tốc độ kết tinh của nhựa chậm dẫn đến khả năng tạo khuôn hạt nhựa thấp
  • Dễ bị tác động bởi nước, độ ẩm, khả năng thủy phân kém
  • Bị cong vênh, co ngót khá cao
  • Kháng nhiệt kém hơn nhiều loại nhựa khác hiện nay.

Ứng dụng

Các ứng dụng nổi bật của loại vật liệu này:

  • Ứng dụng trong ngành điện, điện tử nhờ khả năng cách điện nên được ứng dụng làm các thiết bị ổ cắm, dây dẫn, bàn phím máy tính, các bảng vi mạch kỹ thuật,….
  • Sản xuất các đồ gia dụng khác nhau như bàn là, vòi tắm hoa sen, bàn chải đánh răng,…
  • Dùng trong sản xuất ô tô, các bộ phận xe máy, tuabin… nhờ khả năng chịu được ngoại lực tốt.
  • Ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như làm tấm lót, vách ngăn chống tĩnh điện, chống thấm hay thi công quảng cáo, các ngành nội thất, xây dựng.
  • Sử dụng trong sản xuất các thiết bị bể bơi có độ bền cao, khả năng kháng hóa chất, chống ăn mòn tốt.

 

Ứng dụng nhựa PBT

 

So sánh nhựa PBT và ABS

Nhựa ABS là vật liệu dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, dễ sản xuất với các quá trình đúc, khá bền, được ứng dụng nhiều trong đời sống. Vậy 2 loại chất liệu này, loại nào ưu viết hơn, hãy cùng xem xét từng khía cạnh trong bảng so sánh dưới đây nhé!

  • Khả năng chịu nhiệt của PBT tốt hơn ABS
  • Khả năng chống mài mòn thì ABS lại vượt trội hơn, tuy nhiên PBT có thể sử dụng thêm các chất liệu phụ gia để cải thiện về độ bền bỉ
  • PBT có độ bền hóa học, bền nhiệt nổi trội, thường sử dụng trong những nơi có nguồn nhiệt, ma sát gần đó như động cơ, thiết bị, …

Tùy theo nhu cầu sử dụng khác nhau mà nhà sản xuất lựa chọn loại vật liệu đáp ứng nhu cầu sử dụng đồng thời tối ưu chi phí và đảm bảo chất lượng.

Trên đây là thông tin chi tiết về nhựa PBT là gì, đặc tính, ưu nhược điểm hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn. Hãy tiếp tục theo dõi Nhựa Đỗ Vân trong các bài viết tiếp theo để nhận được nhiều thông tin hữu ích nhất nhé!

Đọc thêm thông tin về 2 loại nhựa phổ biến khác:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *